Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu là một trong những vấn đề mà nhiều người tìm hiểu. Bởi để có thể thuận tiện cho việc mua bán, doanh nghiệp và cá nhân cần phải nắm rõ các bước của quy trình này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề, xin mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu
Đôi nét về xuất khẩu theo loại hình kinh doanh
Xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế nước ta. Đặc biệt là loại hình xuất khẩu kinh doanh đang ngày càng khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại hình xuất khẩu các mặt hàng hóa dựa trên một số hợp đồng mua bán cụ thể đã được thỏa thuận trước đó. Bạn có thể lựa chọn thực hiện các dạng xuất khẩu như sau:
- Xuất khẩu trực tiếp do tự cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
- Xuất khẩu ủy thác bằng cách ủy quyền lại việc làm thủ tục cho các đơn vị dịch vụ thực hiện theo quy định.
Hướng dẫn các bước trong quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 1: Kiểm định và phân loại hàng hóa
Bạn cần tìm hiểu và tham khảo xem loại hàng hóa, sản phẩm của mình có ý định xuất khẩu thuộc loại gì? Có hai loại hàng như sau:
- Mặt hàng thương mại thông thường là loại hàng hóa được phép kinh doanh xuất khẩu mà không cần phải thực hiện các thủ tục, giấy tờ quá phức tạp.
- Mặt hàng cấm có thể là loại hàng hóa tiềm năng tại thị trường nước ngoài nhưng trái với pháp luật Nhà nước thì bạn không nên kinh doanh.
- Mặt hàng cần xin cấp giấy phép xuất khẩu là các mặt hàng đặc biệt cần được cấp giấy phép trước khi khai báo tại hải quan xuất khẩu. Ví dụ như: động thực vật, các mẫu khoáng sản, mỹ phẩm, chất lỏng, sách báo, hạt giống, …
- Mặt hàng yêu cầu kiểm định chuyên ngành là loại hàng cần được các cơ quan chức năng lấy mẫu để đánh giá xem hàng hóa đã đảm bảo đạt được tiêu chuẩn chưa.
- Mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu là mặt hàng buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, đã có quy định rõ ràng trong Nghị định 57/2019/NĐ-CP của Nhà nước.
- Mặt hàng xuất theo hạn ngạch là loại hàng chỉ được xuất khẩu theo một số lượng hay khối lượng theo quy định trong giai đoạn nào đó. Thường thì mặt hàng này sẽ là các sản phẩm thiết yếu như gạo, than, gỗ, …
Tùy vào mỗi loại hàng hóa mà bạn có thể chuẩn bị để hoàn thiện giấy tờ, thủ tục một cách phù hợp.
Bước 2: Ký kết hợp đồng
Hợp đồng ngoại thương hay còn có tên tiếng Anh là Sale Contract là loại hợp đồng thỏa thuận được sử dụng trong mua bán giữa 2 đơn vị xuất nhập khẩu. Đây cũng chính là bước rất quan trọng và buộc phải có khi muốn xuất khẩu mặt hàng sang nước ngoài.
Hợp đồng sẽ được viết với dạng song ngữ tùy theo nước mà bạn ký kết hợp đồng. Ví dụ như Việt Anh, Việt Trung, …
Bước 3: Hoàn thiện tất cả các chứng từ xuất khẩu để thực hiện khai báo với hải quan
Bạn cần hoàn thiện tất cả giấy tờ chứng từ sau để đảm bảo thủ tục khai báo diễn ra suôn sẻ:
- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói và bảng kê khai chi tiết (Packing List)
- Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note)
- Phiếu xác nhận container đã hạ cảng
- Các loại giấy phép liên quan đến mặt hàng bạn xuất khẩu
Bước 4: Khai báo hải quan xuất khẩu hàng hóa
Bạn cần đăng ký và xin cấp chữ ký số của Tổng cục Hải Quan (hay còn gọi là VNACCS) qua các hệ thống và phần mềm có sẵn. Trước tiên, bạn cần đảm bảo các thông tin khai báo chính xác để tránh mất thời gian. Sau đó, kết quả trả về sẽ hiển thị thuộc luồng xanh, luồng vàng hoặc đỏ và bạn tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Chi cục hải quan
Tùy theo kết quả nói trên mà bạn cần tham khảo thông tin để chuẩn bị một bộ hồ sơ phù hợp. Vì mỗi luồng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau.
Bước 6: Thông quan và thanh lý tờ khai
Đây là bước cuối cùng của quy trình, bạn sẽ đến cảng biển, cảng cạn hoặc sân bay để thực hiện thông quan hàng hóa. Tương tự như bước 5, tùy thuộc vào các luồng khác nhau sẽ yêu cầu chuẩn bị các giấy tờ liên quan khác nhau nên bạn cần chú ý.
Một số lưu ý khi thực hiện quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu
- Đảm bảo độ chính xác về thông tin giấy tờ, chứng từ phải khớp nhau
- Hàng hóa phải phải đúng chủng loại được cho phép cũng như số lượng
- Khai báo đúng thông tin trên phần mềm VNACCS
- Lưu ý thời hạn nhận tờ khai thông quan theo đúng quy định
- Đối với hàng hóa cần phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thì không cần kẹp seal hãng tàu khi đóng hàng.
Để có thể hoàn thiện quy trình thủ hải quan xuất khẩu một cách suôn sẻ bạn cần tham khảo và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Chọn nguồn thông tin chính thống hoặc những người đã có kinh nghiệm chuyên môn. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thông tin bổ ích đến cho bạn đọc về quy trình thủ tục quan trọng này!