Tài sản ngắn hạn là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp tồn tại được trên thị trường. Vậy tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì và vai trò của nó trong kinh doanh như thế nào? Trong tài sản được chia thành tài sản dài hạn và ngắn hạn, vì thế cần phân biệt giữa chúng. Thực tế không chỉ có 1 mà có nhiều loại tài sản ngắn hạn khác nhau. Khi chúng tăng lên hoặc giảm đi sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Giới thiệu về tài sản ngắn hạn
Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp được kiểm soát để trong tương lai mang lại lợi ích kinh tế. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu như không có tài sản, dù là doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt là tài sản ngắn hạn – Short Term Assets, hay còn được gọi là tài sản lưu động.
Tài sản ngắn hạn là những tài sản doanh nghiệp sở hữu, quản lý, có thể tồn tại dưới nhiều hình thái. Thời gian sử dụng cũng như luân chuyển và thu hồi vốn của loại tài sản này thường trong 1 kỳ kinh doanh (1 năm). Khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền mặt cực kỳ dễ dàng và tốn ít thời gian. Do đó nó được coi là tài sản có tính thanh khoản cao và được sử dụng nhiều.
Trong tài sản ngắn hạn được cấu thành từ 3 loại chính là tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn. Cụ thể như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền là phương tiện thanh toán thường xuyên của doanh nghiệp, có tính thanh khoản cao. Mục này ngoài tiền mặt còn có tiền đang chuyển, vàng, bạc, kim khí, đá quý. Ngoài ra còn có tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian đáo hạn từ 3 tháng trở xuống. Ví dụ như tín phiếu kho bạc hay kỳ phiếu ngân hàng,…
Hàng tồn kho
Khoản mục hàng tồn kho bao gồm tất cả các giá trị hiện vật dự trữ của doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh. Có thể kể đến nguyên liệu, vật liệu, các loại công cụ dụng cụ, hàng mua đi đường. Cũng như thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn có hàng hóa được lưu trữ tại kho bảo thuế.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu là số tiền còn phải thu của khách hàng hay số tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng. Phần tài sản bị chiếm dụng bởi các cá nhân, đơn vị khác doanh nghiệp cần thu hồi trong vòng 1 năm. Bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, các khoản thu nội bộ, khoản phải thu từ khách hàng. Cùng với các khoản phải thu nội bộ, số lượng khoản phải thu khó đòi, các khoản phải thu khác của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì về tình hình của doanh nghiệp?
Tài sản ngắn hạn được sử dụng trong ngắn hạn, nó phát sinh hàng ngày nên doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Đây chính là nguồn vốn để doanh nghiệp dùng vào mua sắm các máy móc, thiết bị và sửa chữa, bảo trì chúng. Ngoài ra là để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung tài sản ngắn hạn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn.
Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng tức là doanh nghiệp đang tiết kiệm chi phí cho việc mua nguyên vật liệu đầu vào. Hoặc doanh nghiệp đã thu hồi được nợ, khoản mục này tăng lên sẽ giúp giảm nỗi lo thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho tăng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang trong tình trạng ứ đọng vốn. Khi đó doanh nghiệp cần có biện pháp để tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, giảm lượng hàng tích trữ trong kho. Như cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hàng hóa, đưa sản phẩm ra nước ngoài,…
Trường hợp mục các khoản phải thu khách hàng tăng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp khó đòi nợ từ khách hàng và nới lỏng chính sách bán chịu. Giải pháp của doanh nghiệp lúc này là cần thắt chặt chính sách bán chịu, tăng cường thu hồi nợ.
Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, qua đó doanh nghiệp phân tích được tỷ số giá trị thị trường. Cũng như phân tích nhóm đối thủ cạnh tranh, cho biết về kế hoạch tương lai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quản lý tốt tiền và các khoản phải thu sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán. Từ đó sẽ đạt được mức sinh lời cao nhất, nâng cao giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Qua bài viết này có thể nắm rõ tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì về tình hình của doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản ngắn hạn là việc cần thiết và quan trọng và cần thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Sau cùng việc quản lý tài sản ngắn hạn hiệu quả sẽ mang đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.