Một trong những từ viết tắt được sử dụng khá phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu đó là S/O. Vậy ý nghĩa của S/O trong xuất nhập khẩu là gì? hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ viết tắt đó trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của S/O trong xuất nhập khẩu
S/O trong xuất nhập khẩu là viết tắt của cụm từ Shipping Order, nghĩa là đơn hàng được vận chuyển. S/O được dùng để xác nhận thông tin, địa điểm và chi phí vận chuyển của một đơn hàng trong xuất, nhập khẩu từ nước này sang nước kia.
Thông thường, S/O sẽ được đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ vận chuyển phát hành để đưa đơn hàng tới đúng tay khách hàng. Bởi chỉ khi có thông tin của đơn hàng vận chuyển, chúng ta mới có thể kiểm tra được các thông tin như điểm gửi, điểm đến, nơi lưu trữ,…
Một Shipping Order sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin sản phẩm đặt hàng
- Địa chỉ giao hàng
- Tên người nhận hàng
- Số lượng hàng hoá
- Số lô hàng được vận chuyển
- Thời gian bắt đầu vận chuyển
- Thời gian nhận hàng
- Thông tin kiện hàng
Ngoài ra, trên mỗi đơn đặt hàng sẽ có một khoảng trống để khách hàng có thể ký xác minh đã nhận được đơn hàng.
Tổng kết lại, một S/O sẽ gồm những thông tin cơ bản về hàng hoá để đơn vị vận chuyển có đủ thông tin nhằm giao sản phẩm tới đúng tay khách hàng.
Những điều cần lưu ý trong ngành xuất nhập khẩu
Ngoài việc hiểu rõ được ý nghĩa của các từ viết tắt, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn cho mình một số kiến thức:
- Nắm vững quy trình và chính sách xuất nhập khẩu: Bạn cần nắm rõ được ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những chính sách và điều kiện khác nhau để có thể xuất nhập khẩu hàng hoá. Ngoài ra, để có thể hoạt động tốt trong ngành này, bạn cũng cần nắm rõ những kiến thức chuyên ngành như quy trình cơ bản để xuất, nhập khẩu một loại mặt hàng,…
- Các loại hình thức vận tải: Để giúp hàng hoá có thể lưu thông một cách dễ dàng, bạn cũng cần phải nắm rõ về hệ thống các loại hình vận tải ở trong và ngoài nước. Đối với vận tải trong nước, bạn cần có được đánh giá về chi phí và chất lượng dịch vụ của các đơn vị vận tải đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Tương tự với các đơn vị vận chuyển nước ngoài, bạn cần phải nắm rõ được các đường bay, đường vận tải, cảng biển quốc tế quan trọng của quốc gia mà bạn định xuất khẩu
- Thanh toán quốc tế: Đây là một trong những kiến thức cơ bản và cần nắm rõ nếu quyết định làm việc trong ngành xuất nhập khẩu. Bạn cần phải trau dồi liên tục để biệt được xem hiện có những phương thức thanh toán nào, ưu và nhược điểm của mỗi loại thanh toán mang lại là gì
- Thủ tục hải quan: Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần phải nắm rõ. Các chính sách, pháp luật, thông tư, nghị định hay mức phạt của quốc gia bạn muốn xuất khẩu hàng hoá tới nếu xảy ra sai sót là bao nhiêu? Bạn cần chuẩn bị thật kỹ để tránh khỏi những rắc rối liên quan tới pháp luật, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như chi phí phải bỏ ra
Kết luận
Bài viết trên đây đã giải thích một cách chi tiết về ý nghĩa của S/O trong xuất nhập khẩu cũng như nêu ra những kiến thức bạn cần chuẩn bị nếu muốn gia nhập vào lĩnh vực này. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp được thêm thông tin hữu ích cho công việc của bạn.